Mục lục
Sử dụng laser để tiêu diệt nám da không còn là một phương pháp xa lạ với phái đẹp. Đây được cho là một giải pháp giải quyết nám sạm nhanh chóng hiệu quả. Nhưng điều trị nám bằng laser có hiệu quả và an toàn không, có cách nào khác để mờ nám sạm hiệu quả, không gây hại cho làn da?
Trị nám bằng laser là gì?
Một trong các phương pháp điều trị nám phổ biến hiện nay là sử dụng laser. Liệu pháp điều trị này sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp để phá hủy trực tiếp các hắc sắc tố melanin ở sâu trong da từ đó giúp loại bỏ các vết nám da hiệu quả. Đây là phương pháp mang đến hiệu quả nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian tuy nhiên độ an toàn hay khả năng duy trì hiệu quả còn phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ thực hiện cũng như quá trình chăm sóc, bảo vệ da sau laser.
Phương pháp điều trị nám bằng laser có thể được sử dụng với mọi đối tượng đang gặp phải tình trạng nám, tàn nhang mới hoặc lâu năm. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng làn da và độ tuổi, đối tượng thực hiện cần lưu ý những điều sau:
- Với tình trạng nám sạm da khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
- Phụ nữ mang thai nên tránh điều trị bằng tia laser để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của cả mẹ và bé.
- Với tình trạng nám lâu năm, liệu trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ tận gốc và triệt để.
Dùng laser xóa mờ nám sạm có an toàn không?
Theo các chuyên gia da liễu, laser là phương pháp điều trị nám sạm hiệu quả, tuy nhiên, năng lượng phát ra từ tia laser không an toàn tuyệt đối. Nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau đây:
- Cảm giác đau rát: Khi thực hiện laser để điều trị nám, người bệnh có thể cảm thấy nóng, đau, bỏng rát do tia laser. Cảm giác đau có thể kéo dài một vài tiếng sau khi kết thúc thủ thuật.
- Đỏ da: Đỏ da rất thường xảy ra sau khi thực hiện laser trị nám. Đỏ da được xem là đáp ứng bình thường của da đối với laser khi tình trạng này chỉ kéo dài vài giờ đến ít ngày sau đó.
- Bỏng da: Bỏng da do thực hiện laser nếu sử dụng năng lượng không đúng. Tình trạng này không phải hiếm gặp, đã có nhiều trường hợp bỏng da dẫn đến sẹo.
- Rối loạn sắc tố: Rối loạn sắc tố là tình trạng tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố hoặc cả tăng cả giảm hoặc mất sắc tố sau quá trình tác động cơ học của laser.
Để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra ngay sau khi bắn laser nên tiến hành điện di lạnh và đắp mặt nạ phục hồi ngay sau khi thực hiện thủ thuật tại cơ sở điều trị.
Điều trị nám da bằng laser không phải lựa chọn hàng đầu khi bắt đầu điều trị nám. Sử dụng các sản phẩm trị nám bôi ngoài da kết hợp bảo vệ da bằng kem chống nắng là giải pháp được ưu tiên hơn. Ngoài ra, laser thường sẽ được lựa chọn để phối hợp điều trị cùng các sản phẩm bôi khác chứ không sử dụng laser đơn thuần.
Xem thêm: 6+ cách trị nám tại nhà
Trị nám bằng laser và những điều lưu ý
Không phải laser nào cũng điều trị nám
Thực tế có rất nhiều loại laser khác nhau và không phải loại nào cũng dùng để điều trị nám. Việc điều trị không đúng có thể để lại sẹo hoặc làm cho tình trạng nám nặng nề hơn. Theo báo cáo được đăng trên NCBI (The National Center for Biotechnology Information – Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia), laser Q-switched ruby và laser Erbium YAG là 2 loại laser nên hạn chế sử dụng do nguy cơ phát triển chứng tăng sắc tố sau viêm.
Laser thường hay dùng trong trị nám là Laser IPL, laser Fractional bước sóng 1440, 1540, 1550 hay YAG 2940. Tuy nhiên tất cả những laser đều có nhược điểm dễ tăng sắc tố sau viêm. Gần đây khi khoa học phát triển, khoảng 4 – 5 năm gần đây, bác sĩ hay sử dụng laser Pico trong điều trị nám.
Cần thời gian phục hồi
Một trong những lưu ý sau khi điều trị bằng laser là thời gian phục hồi khá lâu. Cụ thể, trong 3 ngày đầu tiên sau khi thực hiện phương pháp này, bạn không thể dùng mỹ phẩm (bao gồm cả các các sản phẩm rửa mặt) mà chỉ có thể dùng nước sạch để làm sạch da. Đồng thời tránh chà xát quá mạnh vào vùng da chiếu laser vì có thể làm da bị tổn thương.
Làn da đã bị mỏng và yếu
Sau khi điều trị nám bằng laser, da bạn có thể dễ bị nám hơn trước do lúc này làn da đã bị mỏng và yếu. Chính vì thế, bạn cần che chắn kỹ khi đi ra ngoài trời. Cụ thể, bên cạnh thoa kem chống nắng có độ phủ tối thiểu SPF 30, bạn còn cần đeo khẩu trang, đội nón rộng vành…
Chăm sóc da sau khi bắn laser trị nám
Sau khi laser trị nám, làn da trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Lúc này, cách chăm sóc da bị nám phù hợp sẽ giúp phục hồi vết thương và tăng hiệu quả điều trị.
- Thoa kem chống nắng trước khi đi ra ngoài khoảng 15-20 phút, bạn nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên và chống được cả tia UVA, UVB.
- Bảo vệ da bằng cách che chắn kỹ càng, đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Thoa kem phục hồi da có chứa B5, B3 để giúp da mau lành.
- Sinh hoạt điều độ (không thức khuya, uống bia rượu, hút thuốc lá…) và ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất.
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng cách tốt nhất để cải thiện làn da sạm nám, sậm màu là kết hợp laser cùng các hoạt chất trị nám dưỡng da.
Ths.Bs Tiến Thành – BV Da liễu TW đã sử dụng liệu pháp kết hợp giữa Laser QS YAG và bôi chế phẩm chứa thành phần 4-n-butylresorcinol, Tranexamic Acid. Sự phối hợp điều trị công nghệ Laser kết hợp thuốc bôi có thành phần được chứng minh là đạt hiệu quả trong điều trị nám má mang đến cho khách hàng làn da tươi sáng mịn màng. Phương pháp điều trị này cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn và đặt niềm tin bởi ưu việt: điều trị nhẹ nhàng, không đau, không tổn thương da, không phải nghỉ dưỡng sau khi điều trị.
Đặc biệt hơn, sự kết hợp giữa các phương pháp trị liệu đã tạo nên 1 quy trình điều trị khép kín, giải quyết được rất nhiều vấn đề của da. Ức chế và phân giải melanin, trị nám từ tầng sâu, kèm theo phục hồi làm khỏe da, nâng cao hàng rào bảo vệ, bệnh nhân không còn lo mỏng da hay giãn mao mạch khi điều trị với laser như trước đây.